Bí kíp xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả trên Facebook
Facebook là mảnh đất cơ hội cho những ai biết tận dụng, nhất là để kinh doanh và xây dựng thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên vì chưa có định hướng cụ thể, cách thức thực hiện không rõ ràng nên không hiệu quả. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi xây dựng thương hiệu thì bài viết này chính là bí kíp xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả trên Facebook mà Nội dung xanh dành cho bạn!
Ai cũng biết việc xây dựng thương hiệu là vô cùng cần thiết, bất kể đó là thương hiệu cá nhân hay thương hiệu tập thể. Khi mới bắt đầu làm ai cũng nghĩ là dễ, đến khi thực hiện mới tá hỏa vì nó không dễ chút nào. Trước khi thực hiện xây dựng thương hiệu, bạn cần nắm rõ những điều sau:
1, Các bước cần thực hiện khi xây dựng thương hiệu cá nhân
1.1, Xác định xem bạn muốn trở thành ai?
Đây là bước đầu tiên cũng là bước cơ bản cần xác định khi bắt đầu xây dựng thương hiệu. Bạn hãy xác định xem những tính cách, hình ảnh nào mà bạn muốn “khoác” lên người. Điều gì tại ra sự khác biệt giữa bạn với những người xung quanh. Cần xác định xem bạn muốn thể hiện điều gì thông qua thương hiệu cá nhân ấy! Ví dụ như bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp, muốn thành người lan tỏa giá trị và kết nối cộng đồng bảo vệ môi trường…
Bạn muốn trở thành ai?
Hãy đánh giá bản thân, cách mà mọi người nhìn nhận bạn để biết điểm mạnh của bạn ở đâu. Khi biết được những điều này, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng xây dựng được kế hoạch và con đường phát triển.
1.2, Định vị bản thân
Sau khi biết mình là ai bạn cần định vị lại bản thân. Hãy xác định xem mình mạnh ở điểm nào để phát huy, yếu ở điểm nào để khắc phục hoặc hạn chế phô bày. Nếu bạn là bác sĩ giỏi về da liễu, hãy phát huy thế mạnh. Nếu bạn không có kiến thức về nấu ăn, hãy đừng trở thành chuyên gia ẩm thực. Cộn đồng ngày nay có mức độ hiểu biết lớn, chỉ cần bạn không có chuyên môn mà nói xằng bậy, coi như thương hiệu của bạn cũng đi tong.
Định vị bản thân theo triết lý Ikigai
1.3, Chiến lược xây dựng hình ảnh cá nhân
Việc đề ra chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn và ngắn hạn là vô cùng cần thiết. Bạn cần xác định những điều sau:
- Mục tiêu phát triển thương hiệu cá nhân mà bạn muốn như thế nào?
- Kế hoạch phát triển ra sao trong mắt mọi người?
- Ngôn từ và hình ảnh bản thân bạn muốn muốn người khác nhìn nhận ra sao?
- Hình thức mà bạn muốn truyền tải thương hiệu cá nhân là gì?
Sau khi trả lời hết những câu hỏi đó bạn sẽ biết cách xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu!
Chiến lược xây dựng hình ảnh cá nhân
1.4, Phát triển cộng đồng
Muốn lan tỏa thương hiệu cá nhân bạn cần có cộng đồng. Cộng đồng không chỉ giúp bạn xây dựng, lan tỏa hình ảnh cá nhân mà còn giúp bạn mở rộng thêm mối quan hệ. Từ cộng đồng bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội khác, đặc biệt là cơ hội kinh doanh. Phát triển cộng đồng có rất nhiều cách: Xây dựng website, Tiktok, thâm gia các hội nhóm, kết hợp chúng lại để đẩy về trang Facebook cá nhân và ngược lại!
Phát triển cộng đồng
2, Xây dựng và phát triển cộng đồng thế nào?
2.1, Trở thành “chuyên gia” – Xây dựng nội dung hữu ích
Nếu bạn bán mỹ phẩm, hãy chia sẻ mẹo về làm đẹp. Nếu làm nha sĩ, hãy chia sẻ kiến thức chăm sóc nha khoa. Hãy cho người đọc những giá trị thực sự, đừng chỉ chăm chăm bán sản phẩm hay viết bài một cách thiếu định hướng. Nếu muốn có cộng đồng, trước hết bạn phải trở thành chuyên gia. Trước khi bán được hàng hãy làm bạn với khách hàng, chăm sóc khách hàng thật tốt. Cuối cùng bạn sẽ bán được hàng. Với việc xây dựng thương hiệu cá nhân cũng vậy, hãy trao đi giá trị để nhận lại sự yêu quý! Ngày nay người đọc có xu hướng “lười” hơn nên ngoài chăm chút cho bài viết thì đầu tư vào ảnh đẹp, video hấp dẫn là vô cùng cần thiết!
Áp dụng mô hình Swot trong xây dựng thương hiệu
2.2, Xây dựng nội dung cho Profile
2.2.1, Ảnh đại diện, ảnh bìa, ảnh nổi bật
2.2.2, Lời giới thiệu
2.2.3, Hoàn thiện việc cập nhật thông tin
2.2.4, Thêm liên kết Instagram, website hoặc kênh khác
2.2.5, Danh sách bạn bè
2.2.6, Ghi chú
2.2.7, Các mục khác
2.3, “Nằm vùng” trong các Group chất lượng
Nếu bạn bán hàng online, có rất nhiều group chất lượng nơi vừa có thể học hỏi, vừa có thể hợp tác, vừa có khách hàng tiềm năng. Thay vì tham gia những nhóm vô bổ, kém tiềm năng, hãy biết tìm kiếm và chọn lựa, sàng lọc những Group mà mình có thể khai thác được. Hãy khéo kéo đăng bài viết để lan tỏa thương hiệu, gửi tới cộng đồng các tài liệu hay, hữu ích hay các món quà tài trợ từ nhãn hàng. Chắc chắn bạn sẽ lấy được sự yêu mến và tin tưởng!
Hãy cho đi, liên tục cho đi giá trị hữu ích!
2.4, Kết bạn, tạo mối quan hệ với các đối tượng tiềm năng
Sai lầm lớn mà nhiều người hay mắc phải là kết bạn càng nhiều người càng tốt, bất kể đó là ai. Có người chọn sai đối tượng kết bạn nhưng không biết mình sai. Cách tốt nhất hãy vào các nhóm có đối tượng tiềm năng uy tín, kết bạn và theo dõi, xây dựng mối quan hệ hợp tác. Thông qua việc xây dựng các mối quan hệ này, mình sẽ có cơ hội được nhiều người biết đến hơn. Đặc biệt List bạn bè quý giá của họ sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ta khai thác sau này!
Kết bạn để gia tăng mối quan hệ
Bạn hoàn toàn có thể chọn đối tượng kết bạn theo độ tuổi, quê quán, công việc…để đảm bảo chọn được tập đối tượng mục tiêu phù hợp!
2.5, Luôn học hỏi, nâng cấp kĩ năng chuyên môn
Đầu tư bền vững nhất là đầu tư vào bản thân mình. Ngoài những kĩ năng chính bạn nên học thêm các kĩ năng về thuyết trình, ngoại ngữ, marketing, kinh doanh… Khi có nhiều kiến thức bạn sẽ có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về việc xây dựng thương hiệu đúng lộ trình. Đồng thời những kiến thức ấy sẽ là nền tảng hỗ trợ bạn rất tốt sau này. Không cần học chuyên sâu nhưng bạn cần biết để nếu sau này có tìm đơn vị khác hỗ trợ cũng dễ dàng. Tránh lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc không đáng có!
Học hỏi để nâng cao chuyên môn
3, Quy tắc cần nhớ khi tạo dựng thương hiệu cá nhân
3.1, Quy luật 1 – Quy luật của chi tiết hóa (Specialization)
Tập trung chính xác và chi tiết vào điểm mạnh hoặc tài năng nổi bật nhất, hoặc thành tựu quan trọng nhất. Ta có thể kể đến như: Năng lực, hành vi, lời nói,…
3.2, Quy luật 2 – Quy luật của lãnh đạo (Leadership)
Khả năng lãnh đạo xuất phát từ tài năng của bạn, vị trí hiện tại của bạn và sự công nhận của công chúng đối với bạn.
3.3, Quy luật 3 – Quy luật của cá tính riêng (Personality)
Đây là cách để tháo bỏ những áp lực mà quy luật của lãnh đạo đã nêu: Bạn luôn tốt, nhưng bạn không phải là người hoàn hảo.
3.4, Quy luật 4 – Quy luật của sự khác biệt hóa (Distinctiveness)
Một thương hiệu cá nhân hiệu quả luôn cần khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh.
3.5, Quy luật 5 – Quy luật của sự dễ nhận dạng (visibility)
Khi liên tục thấy một người, họ sẽ trở nên nổi bật hơn và đáng tin tưởng hơn so với những người khác.
3.6, Quy luật 6 – Quy luật của sự thống nhất (Unity)
Tính cách cá nhân phản ánh được bản chất thương hiệu.
3.7, Quy luật 7 – Quy luật của sự bền bỉ (Persistence)
Hãy kiên nhẫn chăm chút cho thương hiệu cá nhân của bạn. Đừng nản chí và đừng bỏ bê!
3.8, Quy luật 8 – Quy luật của thiện chí (Goodwill)
Cá nhân phải tạo ý tưởng thiện chí với cộng đồng mục tiêu của mình. Cần biết cách củng cố, duy trì tốt cho thương hiệu cá nhân.
Tạo dựng thương hiệu cá nhân có sức ảnh hưởng sẽ mang lại lợi ích trong kinh doanh. Tuy nhiên đây không phải việc của một sớm một chiều. Bạn cần kiên trì với một quá trình dài, liên tục để đưa giá trị thương hiệu đến với cộng đồng.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích và muốn mời mình một ly cafe thì hãy quét mã QR bên dưới nhé!
Nội Dung Xanh – Nội dung chuẩn Insight!